Workshop thú vị chuyên đề “Vật liệu tái sử dụng trong thiết kế và xây dựng”

Leave a Comment

“Xanh hóa” môi trường hiện đang là mối quan tâm hàng đầu trong xã hội và kiến trúc bền vững là một phần trong cuộc cách mạng này. Trong bối cảnh rất nhiều nhà thiết kế tập trung nghiên cứu các hệ thống năng lượng động và thụ động thì việc sử dụng vật liệu tái chế hay tái sử dụng đang dần trở thành phương pháp thiết kế hiệu quả và mang tính thẩm mỹ riêng của kiến trúc bền vững.


Với mong muốn cung cấp thêm nhiều kiến thức, giúp các bạn sinh viên thuộc nhóm ngành Kiến trúc – Mỹ thuật, Xây dựng hiểu rõ ý nghĩa sâu sắc về việc sử dụng, tái chế các vật liệu trong đời sống hàng ngày cũng như trong xây dựng, Phòng Khoa học công nghệ và Đảm bảo chất lượng (P.KHCN&ĐBCL) – Trường Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH) đã phối hợp với Khoa Xây dựng, Khoa Kiến Trúc - Mỹ Thuật và Viện Công nghệ Việt – Nhật (VJIT) của trường đã tổ chức workshop chuyên đề “Vật liệu tái sử dụng trong thiết kế và xây dựng”. Chuyên đề diễn ra vào ngày cuối tháng 12/2016 vừa qua.

 
Workshop thú vị chuyên đề “Vật liệu tái sử dụng trong thiết kế và xây dựng”
Đông đảo sinh viên khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, khoa Xây dựng và Viện công nghệ Việt - Nhật tham dự workshop

Đến tham dự buổi workshop có TS. Phạm Hải Quỳnh - Phó phòng KHCN&ĐBCL; TS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên – Phó trưởng khoa Kiến trúc Mỹ Thuật; TS. Nguyễn Văn Giang - Phó trưởng khoa Xây Dựng; ThS. Lê Thiên Huy - Phó Viện trưởng VJIT và sinh viên các khoa/ Viện kể trên.

Tại buổi workshop, ThS. Lê Thanh Tân – Giảng viên ngành Thiết kế nội thất – Khoa Kiến trúc Mỹ thuật đã giải thích khái niệm 3R (REDUCE-REUSE-RECYCLE) với mục đích giúp các bạn sinh viên phân biệt rõ hai khái niệm“tái chế”  “tái sử dụng”. Theo đó, các hình thức mà các bạn có thể dùng để tái sử dụng bao gồm tái sử dụng thay đổi hình dáng và tái sử dụng thay đổi chức năng. Việc tái sử dụng hay tái chế các vật liệu không chỉ gói gọn trong xây dựng, mà còn có thể được sử dụng trong đời sống, y khoa, kiến trúc,..”.

Để giúp các bạn sinh viên hiểu rõ hơn về tác dụng của việc “tái sử dụng”, thầy đã “dẫn dắt” các bạn tham quan ngôi nhà “tái sử dụng” của thầy với những sản phẩm được sử dụng lại từ những vật dụng mà không ai có thể ngờ tới như vỏ chai, vỏ lon, hộp sữa, giấy,…để chế tạo thành những đồ vật vô cùng dễ thương như đèn bàn, bàn laptop, vườn cây mini, giúp làm tăng sự ngộ nghĩnh, ấm cúng của ngôi nhà.

 
Workshop thú vị chuyên đề “Vật liệu tái sử dụng trong thiết kế và xây dựng”

Workshop thú vị chuyên đề “Vật liệu tái sử dụng trong thiết kế và xây dựng”

Workshop thú vị chuyên đề “Vật liệu tái sử dụng trong thiết kế và xây dựng”
Hào hứng với trò chơi "tái sử dụng của Ths. Lê Thanh Tân

Không khí buổi workshop trở nên vui vẻ, năng động hơn khi các bạn sinh viên tham gia vào trò chơi “tái sử dụng”. Các bạn phải hợp tác với nhau, cùng suy nghĩ, cùng sáng tạo ra những sản phẩm được “tái sử dụng” từ các vật liệu mà ban tổ chức đưa ra. Kết thúc trò chơi, những vật liệu ban đầu như được hoàn toàn lột xác, từ những vỏ chai, vỏ lon thậm chí thùng cát-tông, các bạn sinh viên đã chế tạo thành bông hoa trang trí xinh đẹp, đèn bàn, vườn cây mini và đèn phòng, giá để điện thoại hay thậm chí là đèn mờ cafe. Chính việc này đã làm các bạn nhận ra rằng việc “tái sử dụng” không phải đâu xa, không phải to lớn mà có thể đến từ các vật dụng nhỏ hằng ngày xung quanh chúng ta.
 
Workshop thú vị chuyên đề “Vật liệu tái sử dụng trong thiết kế và xây dựng”

Workshop thú vị chuyên đề “Vật liệu tái sử dụng trong thiết kế và xây dựng”
Các sản phẩm tái sử dụng được hoàn thành ngay tại workshop


Kết thúc buổi workshop, ThS. Lê Thanh Tân đã động viên khuyến khích các bạn “tái sử dụng” những món đồ tưởng chừng đã bỏ đi để đem lại một sức sống, diện mạo mới cho món đồ ấy, cũng như việc “tái sử dụng” lượng kiến thức mà các bạn đã được học trên trường học và trường đời để càng ngày càng tiến bộ và thành công trong tương lai.

Viện Công nghệ Việt Nhật
Phòng Tư vấn - Tuyển sinh - Truyền thông

0 nhận xét:

Đăng nhận xét