Có nên học ngành Đông phương học hay không? Một câu hỏi khó khăn đối với các bạn học sinh khi bắt tay vào tìm hiểu ngành nghề cho tương lai của mình sau những tháng ngày miệt mài sách vở. Và theo như một số thông tin các thí sinh cho biết, các bạn thật sự khá lúng túng khi chọn ngành thi, bởi quyết định này phần lớn chịu ảnh hưởng từ gia đình cũng như những người xung quanh.
Thật ra cũng dễ hiểu về sự hoang mang này, có lẽ vì các bạn chưa xác định được rõ ràng sở thích cũng như mục tiêu của bản thân. Chính vì thế bài viết dưới đây như một thông tin tham khảo để các bạn hình dung một cách đúng đắn về việccó nên học ngành Đông phương học hay không nhé.
Ngành Đông phương học những gì?
Sau Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN (AEC), Việt Nam đã ký kết Hiệp Định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Việc gia nhập các khu vực tự do thương mại tự do chung, không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế, mà còn mang lại nhiều cơ hội việc làm và trao đổi văn hóa giữa các nước. Đây cũng là một trong những yếu tố giúp ngành Đông phương học có thêm lợi thế và hấp dẫn giới trẻ. Thế nhưng làm thế nào khi theo học ngành này và sở hữu tấm bằng cử nhân gây ấn tượng đối với các nhà tuyển dụng giữa triệu các bạn trẻ khác. Câu trả lời nằm ở chất lượng ở ngôi trường đại học bạn chọn ngay từ những năm cuối cấp, nhưng hơn hết điều bạn nên quan tâm là chương trình đào tạo của trường mà bạn muốn học sẽ dạy những môn nào để biết được bản thân có phù hợp với những kiến thức đó hay không? Đây là việc bạn cần tìm hiểu có nên học ngành đông phương học hay không?
Trước hết học ngành đông phương học bạn sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và nhân văn; kiến thức toàn diện; chuyên sâu về lịch sử văn hóa, chính trị, tư tưởng, dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, quan hệ quốc tế của các quốc gia phương Đông, đặc biệt là khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau
Một ví dụ điển hình ở đây, tại trường Đại học Công Nghệ TP HCM (HUTECH) bên cạnh những kiến thức chuyên môn, HUTECH còn cung cấp những kỹ năng mềm, sinh viên có thể sử dụng thành thạo bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, một ngoại ngữ chuyên ngành ( Nhật-Hàn-Thái) trong quan hệ quốc tế, giao thiếp xã hội công tác chuyên môn, những kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp ứng xử, trong môi trường làm việc đa dạng. Đó là những điều cần thiết để trang bị cho sinh viên, phục vụ cho việc phát huy tối đa những điểm mạnh của sinh viên đối với ngành Đông phương học.
Cơ hội nghề nghiệp ngành Đông phương học?
Cùng với xu hướng hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam là một trong các quốc gia phương Đông đang có quan hệ tốt đẹp với các quốc gia phát triển và tiềm năng khác trong khu vực. Xu hướng này kéo theo nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp từ các quốc gia phương Đông đến hợp tác đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Theo đó Đông Phương Học được xem là ngành học của những cơ hội tương lai tốt nhất.
Sau khi tối nghiệp sinh viên ngành Đông phương học có thể đảm nhiệm tốt công việc ở các vị trí: Cán bộ phụ trách các mảng liên quan đến lĩnh vực lịch sử, văn hóa, xã hội, ngoại giao làm việc trong các cơ quan, ban ngành tổ chức nhà nước; các bạn cũng có thể làm chuyên viên ngoại giao, quan hệ quốc tế tại các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp ở Việt Nam và khu vực; Phiên dịch viên, giao dịch viên, hướng dẫn viên tại các cơ sở ngoại vụ, cơ quan ngoại giao, công ty nước ngoài, khu du lịch; nếu có điều kiện học lên cao, các bạn có thể tham gia giảng dạy và nghiên cứu lịch sử văn hóa phương Đông tại các trường đại học, cao đẳng.
Ngoài kiến thức chuyên ngành sinh viên có thể phát triển kĩ năng bản thân bằng các cuộc thi học thuật
Bài viết này đã phần nào cung cấp các thông tin về ngành Đông phương học và giải quyết băn khoăn có nên học ngành Đông phương học hay không? Trước khi quyết định chọn ngành, chọn trường mà mình yêu thích. Đặc biệt, với những thay đổi trong kỳ thi THPT quốc gia 2017 gồm 5 bài thi Toán, Ngữ Văn, Ngoại Ngữ ( 3 môn bắt buộc và 2 môn thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa ,Sinh) và Khoa học xã hội (Văn, Sử, GDCD đối với Giáo dục THPT; Tổ hợp Lich sử, Địa lý với GDTX). Để không hoang mang hay bất ngờ nào mà chúng ta chưa hiểu rõ như ngành đông phương học xét tuyển những tổ hợp môn nào? Bao nhiêu điểm sẽ trúng tuyển ngành này, các thí sinh nên tìm hiểu kỹ trên website của ngôi trường đại học mà bạn quan tâm để nắm rõ tình hình cho việc chọn ngành của mình.
Ngành Đông phương học là gì?
Ngành Đông phương học là ngành học với mục tiêu nghiên cứu con người và xã hội phương Đông. Chuyên nghiên cứu ngôn ngữ, tìm hiểu được lịch sử, địa lý, văn hóa, kinh tế, chính trị tại những nước này, cũng như mối quan hệ lịch sử giữa các nền văn hóa phương Đông như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản
|
Thanh Xuyến
Xem thêm
>> Học ngành Đông phương học ở đâu?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét