"Có nên học ngành Công nghệ sinh học hay không?" là câu hỏi được hầu hết thí sinh đặt ra khi tìm hiểu về ngành Công nghệ sinh học - một trong những ngành học hấp dẫn của lĩnh vực Kỹ thuật – Công nghệ. Đây là mối băn khoăn hoàn toàn dễ hiểu, vì để đưa ra được quyết định học ngành gì thì bạn cần phải tìm hiểu kỹ thông tin để củng cố thêm niềm tin trước khi chọn ngành học mà mình sẽ theo đuổi.
Bài viết dưới đây, với những thông tin về ngành Công nghệ sinh học cũng như trường đào tạo uy tín, cơ hội việc làm và tố chất cần thiết sẽ phần nào giúp bạn tìm ra câu trả lời “có nên học ngành Công nghệ sinh học” hay không.
Được biết đến là một ngành học mũi nhọn của thời đại công nghệ cao, ngành Công nghệ sinh học luôn giữ vững vị thế của mình trong khối ngành Kỹ thuật Công nghệ và nhận được quan tâm của xã hội bởi tính ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực, đời sống của con người. Để biết được mình có nên học ngành Công nghệ sinh học hay không, điều quan trọng đầu tiên là bạn phải tìm hiểu kỹ về ngành học này để biết mình có phù hợp với ngành hay không? Nhu cầu nhân lựa của ngành học hiện nay của xã hội như thế nào để có thể đưa ra quyết định chính xác.
Môi trường học tập đầy đủ, tiện nghi đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy của sinh viên và giảng viên
Theo đó, bên cạnh những kiến thức nên tảng về sinh học, hóa sinh, học ngành Công nghệ sinh học, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu về sinh học thực nghiệm, sinh học phân tử, công nghệ lên men vi sinh vật, kỹ thuật nuôi cấy mô,...giúp sinh viên có khả năng thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích số liệu; sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại của công nghệ sinh học.
Song song với việc tiếp thu kiến thức chuyên môn, việc tham gia các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt kỹ năng, rèn luyện ngoại ngữ,...sẽ giúp cho sinh viên tích lũy thêm nhiều kinh nghiệp cho bản thân trước khi bước vào môi trường làm việc của doanh nghiệp. Chẳng hạn tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), sinh viên theo học ngành Công nghệ sinh học được chú trọng trang bị thêm các kỹ năng tư duy sáng tạo, phương pháp tiếp cận khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn của ngành học: từ viện tạo sản phẩm mới ở phòng thí nghiệm cho đến việc nghiên cứu phát triển và đưa sản phẩm ra thị trường.
Sinh viên ngành Công nghệ sinh học sau khi tốt nghiệp sẽ đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau
Cùng với sự phát triển của đời sống và sản xuất công nghiệp là sự gia tăng các vấn đề cấp thiết về môi trường, thực phẩm, nông nghiệp,.. đang được xã hội quan tâm. Cùng với đó là sự ra đời của nhiều trung tâm nghiên cứu để giải quyết các vấn đề trên. Do vậy tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học, các kỹ sư tương lai có thểm nhiệm tốt nhiều vị trí: từ việc vận hành, bảo trì các thiết bị ứng dụng hiện đại cho đến nghiên cứu phát triển sản phẩm công nghệ sinh học, điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng sản phẩm tại các nhà máy đều đòi hỏi vai trò quan trọng của các chuyên gia am tường về công nghệ sinh học.
Theo công bố mới nhất Bộ GD – ĐT, phương án đổi mới cho kỳ thi THPT 2017 sẽ tổ chức theo 5 bài thi, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (3 môn bắt buộc) và 2 bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (Lí, Hóa, Sinh) và Khoa học xã hội (Sử, Địa, GDCD đối với Giáo dục THPT; tổ hợp Lịch sử, Địa lý với GDTX). Hình thức trắc nghiệm có lẽ sẽ gây một ít “hoang mang” cho các thí sinh, thế nhưng, nếu nắm vững tương lai của ngành nghề mà mình quan tâm, cụ thể là ngành Công nghệ sinh học, các bạn đã có thể gạt qua mối bận tâm về việc “Có nên học ngành Công nghệ sinh học hay không?”để tập trung cho kỳ thi và hoàn thành ước mơ của mình. Ngoài ra, bạn nên tìm các thông tin liên quan như ngành Công nghệ sinh học xét những môn nào, các trường nào đào tạo và xét tuyển ra sao, điểm chuẩn các năm thế nào để có thêm thông tin lựa chọn một cách chính xác nhất!
Ngành Công nghệ sinh học là gì?
Ngành Công nghệ sinh học là ngành công nghệ cao, chuyên nghiên cứu và vận dụng các hệ thống sống (động vật, thực vật, vi sinh vật…) và thiết bị kỹ thuật, quá trình công nghệ để tạo ra sản phẩm ở quy mô công nghiệp với các sản phẩm sinh học hữu ích, phục vụ cho lợi ích của con người: thuốc, chế phẩm, phân bón, thực phẩm |
Tâm Lê
Xem thêm
>>Ngành Công nghệ sinh học là gì? Ra trường làm gì?
>>Học Ngành Công nghệ sinh học ở đâu?
>>Ngành Công nghệ sinh học lấy bao nhiêu điểm?
>>Ngành Công nghệ sinh học xét tuyển những môn nào?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét