Tìm hiểu vấn đề “Khai thác và quản lý nguồn nước ngầm tại TP.HCM”

Leave a Comment

Sáng nay (08/12/2016), Khoa Công nghệ sinh học – Thực phẩm – Môi trường (CNSH-TP-MT), trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) đã tổ chức chương trình Hội thảo “Khai thác và quản lý nguồn nước ngầm tại TP.HCM”. Hội thảo có sự tham gia của giảng viên, sinh viên ngành Kỹ thuật Môi trường của Khoa và báo cáo viên Hồ Chí Thông – đại diện Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) với chuyên đề báo cáo: “Hiện trạng khai thác và sử dụng nước ngầm ở ngoại thành TP.HCM và những ảnh hưởng đến môi trường”.

 
Tìm hiểu vấn đề “Khai thác và quản lý nguồn nước ngầm tại TP.HCM”
Ông Hồ Chí Thông (thứ hai từ trái sang) - báo cáo viên đến từ Tổng công ty cấp nước Sài Gòn

Theo đó, trữ lượng nước ngầm TP.HCM (trữ lượng tĩnh tự nhiên, trữ lượng động tự nhiên, trữ lượng bổ sung, trữ lượng tĩnh nhân tạo, trữ lượng động nhân tạo, phương pháp đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất, điều kiện hình thành trữ lượng); Tình hình khai thác, sử dụng nước ngầm vùng ngoại thành thành phố (sơ lược các tầng chứa nước, hiện trạng chất lượng và ô nhiễm); Công nghệ khai thác; Các yêu tố ảnh hưởng (địa mạo, lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ); Định hướng săp tới (nhiễm mặn tầng chứa nước) là 04 nội dung lõi đã được báo cáo viên trình này, phân tích cặn kẽ trong chuyên đề.
 
Tìm hiểu vấn đề “Khai thác và quản lý nguồn nước ngầm tại TP.HCM”
Những vấn đề về trữ lượng nước ngầm tại TPHCM hiện nay được chia sẻ cụ thể tại hội thảo

Tìm hiểu vấn đề “Khai thác và quản lý nguồn nước ngầm tại TP.HCM”
Tìm hiểu vấn đề “Khai thác và quản lý nguồn nước ngầm tại TP.HCM”
Giảng viên và Sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường chăm chú lắng nghe những chia sẻ của báo cáo viên


Ông Thông cho biết, nước là nguồn tài nguyên, một khoáng sản đặc biệt và khác biệt với những loại tài nguyên khác ở 2 điểm: Trữ lượng là trữ lượng động; Trong quá trình khai thác, trữ lượng có thể được bổ sung, có thể được tái tạo. Giải pháp cơ bản nhất nhằm bảo vệ nguồn nước ngầm tại TP.HCM là cần vận động người dân thu gom nước mưa để sử dụng, đồng thời bổ sung nhân tạo nguồn nước dưới đất bằng nguồn nước mưa. Qua đó, hạn chế việc khai thác nguồn nước ngầm, phục hồi cho các tầng trữ nước để phục vụ nhu cầu phát triển bền vững trong tương lai.
 
Có thể nói, nội dung Hội thảo đã đánh đúng vào nhu cầu cấp thiết cần phải bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá nhất của nhân loại – nước, từ đó, giúp các kỹ sư môi trường HUTECH tương lai nhận thức rõ hơn nữa vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc ra sức học tập, làm giàu kiến thức và tìm ra các giải pháp bảo vệ môi trường mới nhằm mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho cộng đồng.

Tin: Kim Thoa
Hình ảnh: Thiên Di
Phòng Tư vấn - Tuyển sinh - Truyền thông

0 nhận xét:

Đăng nhận xét