Sinh viên Cơ – Điện – Điện tử tìm hiểu công nghệ “Tự động hóa cùng Robots cộng tác”

Leave a Comment

Hơn 500 sinh viên Khoa Cơ – Điện – Điện tử, trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) vừa trải qua buổi giao lưu thú vị với chuyên gia công nghệ tại hội thảo “Tự động hóa cùng Robots cộng tác”. Hội thảo diễn ra sôi nổi tại Trụ sở chính của trường, có sự đồng hành của chuyên gia đến từ Công ty cổ phần công nghệ Tiên Phong (iTD).

 
Sinh viên Cơ – Điện – Điện tử tìm hiểu công nghệ “Tự động hóa cùng Robots cộng tác”
Hội thảo có sự đồng hành của chuyên gia đến từ Công ty cổ phần công nghệ Tiên Phong (iTD)

Theo đó, ông Phạm Xuân Thịnh – Trưởng Phòng Phát triển kinh doanh iTD đã trực tiếp đồng hành và truyền tải nhiều thông tin thú vị xoay quanh chủ đề của Hội thảo gồm: Giới thiệu tổng quan iTD; Giới thiệu các tính năng quan trọng của Robot; Giao diện người sử dụng; Ứng dụng điển hình từ khắp thế giới; Tầm nhìn “mang tự động hóa đến với mọi người”; Đặc điểm và lợi ích của Robot UR; Thành viên gia đình UR (UR3, UR5, UR10) - ứng dụng, đặc điểm; Ứng dụng Robot vào các ngành nghề;...

Tương ứng từng nội dung, diễn giả đã khéo léo khơi gợi vấn đề thông qua các câu hỏi thú vị như: “Ngành nào sử dụng nhiều Robot công nghiệp nhất trong năm 2016?”, “Nước nào sử dụng nhiều Robot công nghiệp (IR) hơn?”, “Robot cộng tác là gì?,... Trong đó, diễn giả nhấn mạnh: “Robot cộng tác có thể làm việc gần gũi với con người, mang tự động hóa đến cho mọi Doanh nghiệp và không cần thiết phải có bộ phận che chắn hay hàng rào bảo vệ”.

 
Sinh viên Cơ – Điện – Điện tử tìm hiểu công nghệ “Tự động hóa cùng Robots cộng tác”

 Sinh viên Cơ – Điện – Điện tử tìm hiểu công nghệ “Tự động hóa cùng Robots cộng tác”
Những nội dung thú vị của Hội thảo thu hút sự quan tâm đặc biệt của các bạn sinh viên

Chủ đề “Ứng dụng Robot vào các ngành nghề” nhận được sự quan tâm đặc biệt của các bạn vì liên quan trực tiếp đến ngành học (Kỹ thuật điện tử - truyền thông, Kỹ thuật điện – điện tử, Kỹ thuật cơ điện tử, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Công nghệ kỹ thuật ô tô) cũng như các công việc chuyên môn tương lai mà các bạn sẽ đảm nhận cùng công nghệ Robot hiện đại. Cụ thể, diễn giả đã chia sẻ nhiều ứng dụng tiêu biểu của Robot gắn liền các ngành nghề kỹ thuật như: vặn vít, gắp và đặt, cung cấp nguyên liệu cho máy CNC, hàn, gắp và đặt máy ép – phun, lắp ráp, sơn, đánh bóng/chà nhám, gắn keo, kiểm tra chất lượng với camera xử lý hình ảnh, dán nhãn, đóng gói, xếp hàng, kiểm tra vật liệu,...
 
Sinh viên Cơ – Điện – Điện tử tìm hiểu công nghệ “Tự động hóa cùng Robots cộng tác”
Nhiều ứng dụng tiêu biểu của Robot đã được giới thiệu tại chương trình



Sự thành công của Robot cộng tác đã mở ra hàng loạt ứng dụng mới đòi hỏi các kỹ sư nhóm ngành Cơ – Điện – Điện tử cần không ngừng cập nhật thông tin, bổ sung vào quá trình học tập của bản thân để ngay khi ra trường có thể làm chủ - vận hành hiệu quả công nghệ Robot, đóng góp thêm nhiều giải pháp sáng tạo mới và gặt hái thành công ở nghề nghiệp tương lại. Và Hội thảo “Tự động hóa cùng Robots cộng tác” chính là cơ sở tốt để các bạn tiếp cận và làm giàu hơn nữa kho tàng kiến thức công nghệ của bản thân.

Tin: Hoàng Yến - Kim Thoa
Ảnh: Thiên Di
Phòng Tư vấn - Tuyển sinh - Truyền thông

0 nhận xét:

Đăng nhận xét