Bạn đã từng là một chuyên gia “gỡ rối” chuyện tình cảm, học tập, …của nhóm bạn thân thời còn trên ghế nhà trường; bạn đưa ra được những giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề hay ít nhất chỉ lắng nghe, động viên, an ủi họ. Bạn thấu hiểu và kết nối được với tâm hồn người khác chỉ thông qua một vài hành động hoặc lời nói của họ, ... Điều đó nói lên được rằng bạn sẽ dễ dàng phù hợp với ngành Tâm lý học. Tuy nhiên, để quyết định theo học ngành này, câu hỏi “Có nên học ngành Tâm lý học” cũng là điều bạn cần tìm hiểu.
Bài viết dưới đây sẽ cùng các bạn giải đáp câu hỏi trên, từ đó giúp cho các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành tâm lý học - cơ sở quan trọng cho việc định hướng ngành nghề tương lai.
Ngành Tâm lý học là gì? Sẽ học những gì?
Trước khi quyết định theo đuổi một ngành nghề nào đó chắc rằng các bạn sẽ tìm hiểu sơ lược những thông tin liên quan đến ngành đó ra sao. Cụ thể trong ngành này câu hỏi đầu tiên đặt ra chính là Tâm lý học là gì? Hiểu một cách đơn giản, Tâm lý học là ngành nghiên cứu tâm trí và hành vi. Cụ thể là cảm xúc, là ý chí và hành động của mỗi con người. Ngoài ra, tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý, và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người.
Biết lắng nghe là điều cần thiết nếu như bạn muốn theo học ngành này
Khi học ngành này bạn sẽ được đào tạo kiến thức cơ bản về các lĩnh vực như tâm lý tư vấn, tâm lý học đường, tâm lý xã hội, tâm lý học quản trị kinh doanh, tâm lý học quản lý, tâm lý học lao động,... nhằm nghiên cứu tư duy và hành vi của con người bao gồm sức khỏe, nhận thức, cảm xúc, các khía cạnh xã hội khác. Sinh viên có kiến thức khoa học và kỹ năng thực tiễn về tâm lý học, biết áp dụng chuyên môn trong nghiên cứu và thực hành nghề nghiệp; vận dụng tốt kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, phản hồi; có thái độ thận trọng, tận tâm, trách nhiệm trong công việc. Xử lý thông tin, khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề tốt.
Cơ hội việc làm của ngành Tâm lý học ra sao?
Cùng với xu hướng xã hội ngày càng quan tâm đến đời sống tinh thần con người, cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực tâm lý rất đa dạng. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể đảm trách nhiều công việc khác nhau: giảng dạy và nghiên cứu tâm lý học tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm, viện nghiên cứu; chuyên viên tư vấn tâm lý tại các công ty, trường học, trung tâm, đài phát thanh, đài truyền hình; chuyên viên trị liệu tâm lý tại bệnh viện;... Đặc biệt, nếu bạn có năng khiếu diễn đạt thì mơ ước trở thành chuyên gia dạy kỹ năng mềm hay nhà diễn thuyết nổi tiếng sẽ là hiện thực trong tầm tay.
Cơ hội việc làm luôn rộng mở với sinh viên theo học ngành Tâm lý học
Không chỉ “rộng” đầu ra, các chuyên gia tuyển dụng còn dự đoán càng về sau các Cử nhân Tâm lý học sẽ càng yên tâm về mức lương và chế độ đãi ngộ. Hơn nữa, vô số công việc bên ngoài sẽ luôn “mỉm cười” với các chuyên gia tâm lý, đồng nghĩa với việc mang đến cho bạn cơ hội có những khoản thu nhập đáng tự hào.
Một số địa chỉ đào tạo uy tín chất lượng, uy tín ngành tâm lý học tại Việt Nam hiện nay như: Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM; Đại học Sư phạm TPHCM; Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH);… Đặc biệt tại HUTECH, trong suốt 4 năm theo học, sinh viên sẽ được thực tập chuyên sâu về các kỹ năng tham vấn thực tế với các đề tài: tình yêu – hôn nhân – gia đình – pháp luật, tham vấn tâm lý học đường, trị liệu tâm lý và quản lý nhân sự
Từ những thông tin được cung cấp trên tin chắc rằng các bạn đã phần nào giải đáp được cho mình câu hỏi “Có nên học ngành Tâm lý học” hay không. Tuy nhiên, để biết bạn có thật sự phù hợp để theo học ngành tâm lý học không bạn sẽ phải tiếp tục trả lời ngành Tâm lý học xét tuyển những tổ hợp môn nào? Bao nhiêu điểm để trúng tuyển ngành này?... để có quyết định đúng đắn nhất cho tương lai của mình
Ngành Tâm lý học là gì?
Ngành Tâm lý học là một khoa học nghiên cứu hoạt động tâm lý, sức khỏe tinh thần của con người, cụ thể đó là những cảm xúc, hành vi. Mục tiêu của ngành là trang bị các phương pháp thực hành tâm lý học ứng dụng trong kinh doanh, nghiên cứu thị trường, khoa học hành vi, tâm lý học lứa tuổi
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét