Có nên học ngành kỹ thuật công trình giao thông

Leave a Comment

Làm thế nào để chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân, điều kiện kinh tế gia đình và bắt kịp với  nhu cầu xã hội là câu hỏi mà tất cả quý phụ huynh cũng như các bạn học sinh quan tâm trong mỗi mùa tuyển sinh mới. Đối với những bạn trẻ đang tìm hiểu về ngành Kỹ thuật công trình giao thông thì câu hỏi “ Có nên học ngành kỹ thuật công trình giao thông?” dường như là mối băn khoăn lớn nhất. Dưới đây là bài viết giúp cho những bạn đang mong muốn theo đuổi ngành học này giải tỏa được mối bận tâm chính đáng này. Hãy cùng định hướng tương lai các bạn nhé.


Muốn theo đuổi ngành học này trước hết bạn phải tìm hiểu thật rõ ràng ngành kỹ thuật công trình giao thông là gì? Cơ hội việc làm ra sao? 

 
 
Kĩ năng làm việc nhóm là một trong những yếu tố mà nhà tuyển dụng cần

Hiểu một cách đơn giản ngành này liên quan đến các công việc từ kỹ thuật đến quản lý thực hiện các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp: nhà ở, nhà cao tầng, nhà xưởng công nghiệp, cầu cống, đường xá… Theo học ngành Kỹ thuật công trình giao thông, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về toán ứng dụng, vật lý kỹ thuật, các phần mềm thiết kế chuyên sâu và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp như: trắc địa, thủy lực, kết cấu xây dựng; các phương pháp thí nghiệm chuyên ngành phục vụ công tác thiết kế, tư vấn, giám sát và tổ chức thi công công trình xây dựng,... Ngoài ra bạn sẽ được trang bị các kỹ năng như sử dụng phần mềm phân tích, tính toán, thiết kế và  mô phỏng kết cấu công trình; kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm...những kỹ năng này sẽ vô cùng cần thiết cho công việc sau này cho sinh viên. Đặc biệt với những bạn không ngại nắng mưa làm việc ngoài công trường và thường xuyên phải đi công tác xa nhà, hơn nữa phải yêu thích công việc, có tinh thần hợp tác, tính kiên trì, chịu khó trung thực,... thì công việc này tương đối phù hợp. Tuy khó khăn nhưng bù lại một mức thu nhập ổn định cùng chế độ ưu đãi khá tốt, một cuộc sống ổn định sau khi ra trường với nhiều cơ hội việc làm chính là sự hấp dẫn của ngành kỹ thuật công trình xây dựng.
 
Cơ hội việc làm luôn rộng mở đối với sinh viên theo học ngành này

Khi bạn đã lựa chọn được một ngành nghề phù hợp với bản thân thì việc tiếp theo chính là chọn một trường đại học uy tín, có chất lượng đào tạo tốt để bước tiếp ước mơ của bạn như: Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Đại học Giao thông vận tải TP.HCM,Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH)... đặc biệt, trong quá trình theo học tại HUTECH, sinh viên luôn được thực hành tại hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại, thực tập trong các công ty xây dựng, tập đoàn xây dựng hàng đầu: Công ty Cofico, Hòa Bình, An Phong, Tân Kỷ, Tập đoàn Sông Đà, Tổng công ty xây dựng…để có thể nắm bắt công việc tốt nhất khi làm việc trong thực tế.

Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật công trình xây dựng bạn sẽ đảm nhiệm tốt công việc: Kỹ sư xây dựng thực hiện các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệpchuyên viên tại các sở, ban, ngành; bạn cũng có thể chủ trì thiết kế, chỉ huy trưởng công trình, chủ nhiệm dự án tại các công ty xây dựng; làm các công việc về kỹ thuật, tổ chức thi công, chỉ đạo tại các công ty tư vấn giao thông và thi công các công trình giao thông hoặc tham gia giảng dạy các môn học thuộc chuyên  ngành Giao thông, thủy lợi  tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; tư vấn thiết kế,  tư vấn giám sát, đấu thầu cho các dự án xây dựng công trình giao thông.

Với những thông tin được cung cấp trên, hy vọng các bạn phần nào giải đáp thắc mắc “Có nên học ngành kỹ thuật công trình giao thông” hay không.Tuy nhiên, để chắc chắn bạn có thật sự phù hợp để theo học ngành này không thì bạn bạn nên tiếp tục tìm hiểu và trả lời các câu hỏi: ngành Kỹ thuật công trình giao thông lấy bao nhiêu điểm? xét tuyển tổ hợp môn nào?...để thực sự trở thành một kỹ sư xây thành công trong tương lai.

 
Ngành Kỹ thuật công trình giao thông (Xây dựng cầu đường) là gì?
Ngành Kỹ thuật công trình giao thông (Xây dựng cầu đường) là ngành liên quan mật thiết đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, chuyên thiết kế, thi công, quản lý và khai thác các công trình: cầu, đường bộ, đường cao tốc, đường sắt, đường hầm, cảng, sân bay,... cũng như các công trình trong lĩnh vực xây dựng nói chung

Kim Phúc

0 nhận xét:

Đăng nhận xét