Ngành Luật kinh tế xét tuyển những môn nào?

Leave a Comment
Từ năm 2015, Bộ GD&ĐT đã có nhiều thay đổi về kế hoạch và quy chế tuyển sinh. “Tổ hợp môn” là một khái niệm mới xuất hiện cùng với những thay đổi về quy định tuyển sinh thay cho khái niệm “khối thi” trước đây. Theo đó, trước khi xét tuyển đại học ngành Luật kinh tế của một trường, thí sinh sẽ phải tìm hiểu xem ngành Luật kinh tế xét tuyển những tổ hợp môn nào.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cụ thể về những tổ hợp môn xét tuyển đối với ngành Luật kinh tế tại một số trường đào tạo ngành này uy tín. Tin chắc rằng, không chỉ trả lời được câu hỏi ngành Luật kinh tế xét tuyển những tổ hợp môn nào, đây còn là cơ sở quan trọng giúp các bạn có sự đầu tư đúng hướng trong học tập, thi cử, hướng đến tương lai nghề nghiệp vững vàng hơn.

 
ngành luật kinh tế xét tuyển những tổ hợp môn nào?
Học sinh lớp 12 tìm hiểu về ngành nghề đào tạo của trường Đại học Công nghệ TPHCM

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, mỗi ngành học được xét tuyển tối đa 4 tổ hợp môn. Trong đó, có những trường chỉ dành khoảng 3 tổ hợp môn xét tuyển đối với ngành Luật kinh tế nhưng tại một số trường khác, ngành Luật kinh tế xét tuyển đến 4 tổ hợp môn để tạo thêm cơ hội lựa chọn cho thí sinh. Dưới đây là thông tin dự kiến về các tổ hợp môn xét tuyển ngành Luật kinh tế tại một số trường tiêu biểu đang dẫn đầu về chất lượng đào tạo ngành này hiện nay:
  • Đại học Kinh tế - Luật – ĐHQG TP.HCM tuyển sinh ngành Luật kinh tế với ba tổ hợp môn (Toán, Lý, Hóa), (Toán, Lý, Tiếng Anh), (Toán, Văn, Tiếng Anh).
  • Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) tuyển sinh ngành Luật kinh tế với bốn tổ hợp môn (Toán, Lý, Hóa), (Toán, Lý, Tiếng Anh), (Toán, Văn, Tiếng Anh), (Văn, Sử, Địa).
  • Đại học Kinh tế - Tài chính (UEF) tuyển sinh ngành Luật kinh tế với bốn tổ hợp môn (Toán, Lý, Hóa), (Toán, Lý, Tiếng Anh), (Toán, Văn, Tiếng Anh), (Văn, Sử, Địa).
Những tổ hợp môn trên được các trường áp dụng cho tất cả các phương thức tuyển sinh mà trường đó đưa ra trong đề án tuyển sinh của mình. Trong đó, phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia là hình thức tuyển sinh được áp dụng tại tất cả các trường nói trên. Riêng một số trường có áp dụng thêm phương thức xét tuyển học bạ THPT để tạo thêm cơ hội lựa chọn, mở thêm cơ hội vào đại học cho những thí sinh có năng lực học tập tốt. Chẳng hạn, trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) hay Đại học Kinh tế - Tài chính (UEF) đều xét tuyển học bạ THPT đối với kết quả học tập năm học lớp 12 của thí sinh, điều kiện xét tuyển cụ thể là: tốt nghiệp THPT và có tổng điểm trung bình năm học lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên đối với trình độ Đại học.
 
ngành Luật kinh tế xét tuyển những môn nào
Sinh viên ngành Luật kinh tế HUTECH học tập trong thư viện Trung tâm của trường

Với những tổ hợp môn xét tuyển như vậy, điểm trúng tuyển ngành Luật kinh tế của các trường có chênh lệch nhiều không? Đây cũng là một mối bận tâm không nhỏ của các thí sinh, giúp các bạn lựa chọn được cho mình một địa chỉ học tập phù hợp với năng lực bản thân. Điểm trúng tuyển năm 2015 của Đại học Kinh tế - Luật – ĐHQG TP.HCM – trường đại học đứng tốp đầu về đào tạo ngành Luật kinh tế khoảng 23 - 24 điểm. Đối với trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) – trường được nhiều thí sinh lựa chọn nhờ ưu thế về hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, môi trường học tập chuyên nghiệp, cơ hội thực tập phong phú – điểm chuẩn ngành Luật kinh tế cho tất cả các tổ hợp môn là vào khoảng 15 -18 điểm. Bên cạnh đó, trường Đại học Kinh tế - Tài chính (UEF) cũng có mức điểm trúng tuyển khoảng 15 -18.

Từ những thông tin vừa cung cấp, tin chắc rằng các bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi “Ngành Luật kinh tế xét tuyển những tổ hợp môn nào?”. Tuy nhiên, để có cái nhìn tổng quan hơn về ngành cũng như lựa chọn được một địa chỉ học tập phù hợp và ưng ý nhất, các bạn nên vào chính website của trường đại học mình quan tâm để xem thêm những thông tin khác liên quan đến ngành học này như: ngành Luật kinh tế là gì, học ngành này ra trường làm gì, những tố chất phù hợp với ngành Luật kinh tế,…

Vũ Hoàng

0 nhận xét:

Đăng nhận xét