Cơ hội việc làm ngành quản lý xây dựng

Leave a Comment
Cùng với sự phát triển của xã hội, diện mạo các công trình xây dựng đang được ngày một hoàn thiện như các tòa nhà, cao ốc, hệ thống giao thông…ngày một hoàn thiện và không ngừng được đầu tư. Chính vì thế xu hướng học ngành xây dựng nói chung và quản lý xây dựng nói riêng đang là một nhu cầu có thực trong phần lớn những bạn trẻ thích khám phá và kiến tạo các giá trị từ công trình phục vụ đời sống, sản xuất. Và “cơ hội việc làm ngành quản lý xây dựng” là một trong những vấn đề mà bạn nên tìm hiểu khi quyết định theo học ngành tiềm năng này.
Bài viết dưới đây có thể sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích để cùng tìm hiểu
 và đi đến quyết định có nên theo ngành quản lý xây dựng hay không.

Ngành quản lý xây dựng là gì ?
Ngành quản lý xây dựng là ngành trực tiếp thực hiện nhiệm vụ hoặc thực hành tư vấn về lập và đánh giá dự án, lập hồ sơ thiết kế tổ chức thi công, tổ chức các hoạt động trên từng giai đoạn chuẩn bị và thực hiện dự án như đấu thầu, triển khai thiết kế, thi công, bàn giao nghiệm thu và thanh quyết toán công trình. Có thể nói để dễ hình dung nhất, quản lý xây dựng là công việc “chạy vòng ngoài” trong việc tìm kiếm các dự án, lập hồ sơ,…giúp các kỹ sư thi công, thiết kế, tư vấn giám sát thực hiện tốt vai trò của mình. Ở bất kỳ công trình nào, bên cạnh đội ngũ kỹ sư thi công và tư vấn giám sát thì chắc chắn phải có kỹ sư quản lý xây dựng.

 
Để tìm được công việc như mong muốn các bạn phải có đam mê với ngành nghề và có năng lực

Học quản lý xây dựng ở đâu là tốt?
Để cơ hội việc làm khi theo học quản lý xây dựng là cao thì bên cạnh vấn đề đam mê, năng lực cá nhân còn phụ thuộc rất lớn vào chương trình đào tạo và trường đại học mà bạn muốn theo học.  Vào một số trường có đào tạo một số ngành quản lý xây dựng như trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-TP.HCM), Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Đại học Giao thông vận tải TP.HCM, Đại học Công nghệ TP.HCM(HUTECH).... sinh viên được trang bị các kiến thức chuyên môn vững vàng, có khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong xây dựng, khả năng thiết kế, phân tích đánh giá và lựa chọn giải pháp kinh tế, kỹ thuật phù hợp cho dự án đầu tư xây dựng, khả năng quản lý dự án xây dựng.

Cụ thể sinh viên được trang bị kiến thức cơ sở ngành về quản lý kinh tế và kỹ thuật xây dựng như: kiến thức cơ bản về toán, lý, hóa, thuật toán tối ưu, các phương pháp phân tích, các kiến thức cơ bản về kinh tế cũng như kỹ thuật thi công cần thiết cho Quản lý xây dựng làm nền tảng cho việc nghiên cứu những nhân tố quan trọng để điều hành, quản lý xây dựng hiệu quả.  Có thể tổ chức quản lý, kiểm định giá, lập dự toán, vận hành công trình xây dựng và kiến thức về kỹ thuật thi công từ đó có thể quản lý hiệu quả chất lượng của công trình. Ngoài ra, còn cung cấp kiến thức về ứng dụng và phát triển các công cụ hỗ trợ trong quá trình quản lý.

Cơ hội việc làm ngành quản lý xây dựng khi sinh viên tốt nghiệp ra trường.
Tại Việt Nam, theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP, hiện nay hàng loạt các ngành về xây dựng như: quản lý xây dựng,kinh tế xây dựng,cầu đường,quy hoạch vùng và đô thị... chiếm 4% (khoảng 11.000 người/năm) tổng nhu cầu nhân lực mỗi năm của TP. Cuối năm 2015, sự ra đời của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam với dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ việc làm trong các lĩnh vực xây dựng đang rất thiếu nhân lực và chắc chắn cơ hội việc làm ngành quản lý xây dựng rất là cao.

 
Sinh viên theo học ngành quản lý xây dựng ngoài kiến thức về chuyên môn các bạn còn được rèn luyện những kĩ năng cần thiết

Khi đã có tấm bằng Đại học sau khi tốt nghiệp ra trường sinh viên có thể làm kỹ sư quản lý xây dựng ở các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng từ cấp trung ương như ở các bộ: Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kho bạc nhà nước, Ngân hàng phát triển, các cơ quan quản lý đầu tư xây dựng ở các bộ khác đến các cấp địa phương: cấp tỉnh, cấp quận, huyện, như Sở Xây dựng, Sở kiến trúc Quy hoạch, Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các phòng quản lý xây dựng và tài chính của các quận, huyện, Làm nghiên cứu ở các viện nghiên cứu về kinh tế và quản lý xây dựng...Hay làm giảng viên giảng dạy ở các trường Đại học.

Với những điều đã trình bày, có lẽ “Cơ hội nghề nghiệp ngành quản lý xây dựng đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có điều kiện phù hợp để theo học quản lý xây dựng hay không, ngành này xét tuyển những tổ hợp môn nào,ra sao, các trường đào tạo có uy tín là những trường nào ? ,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn trở thành người quản lý xây dựng  thành công trong sự nghiệp của mình.

 
Ngành Quản lý xây dựng
Ngành quản lý xây dựng là ngành trực tiếp thực hiện nhiệm vụ hoặc tư vấn về lập và đánh giá dự án, lập hồ sơ thiết kế tổ chức thi công, tổ chức các hoạt động trên từng giai đoạn chuẩn bị và thực hiện dự án như đấu thầu, triển khai thiết kế, thi công, bàn giao nghiệm thu và thanh quyết toán công trình

Thành Trung




 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét