Cơ hội nghề nghiệp của ngành Công nghệ sinh học

Leave a Comment
Công nghệ sinh học (CNSH) là một “ngành học của tương lai”, được rất nhiều bạn quan tâm nhưng lại ngần ngại khi lựa chọn bởi suy nghĩ khó kiếm việc làm. Vậy cơ hội nghề nghiệp của ngành Công nghệ sinh học có thực sự tiêu cực như các bạn nghĩ? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn “lạc quan” hơn về ngành học hấp dẫn này.

Cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn của ngành Công nghệ sinh học

Công nghệ sinh học là một trong những lĩnh vực được Nhà nước đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển đến năm 2020. Viện chiến lược và Chương trình Giáo dục thuộc Bộ GD-ĐT cho biết, đến năm 2020, nước ta sẽ cần ít nhất là 25.000 lao động chuyên sâu trong lĩnh vực này.  Do đó, có rất nhiều cơ hội dành cho các cử nhân/ kỹ sư tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học, bao gồm cả các công ty nước ngoài các doanh nghiệp nhà nước hoặc công ty tư nhân chuyên môn.

Cử nhân/Kỹ sư ngành Công nghệ sinh học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vai trò vị trí khác nhau như: Kỹ sư điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng tại các nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm; Chuyên viên công nghệ sinh học tại các công ty chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản; các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, cơ quan nghiên cứu về công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học thực vật, công nghệ sinh học động vật; Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm; cán bộ xét nghiệm trong bệnh viện, trung tâm y khoa.

 
 
Ngoài kiến thức nền tảng sinh viên còn được chú trọng đào tạo về kĩ năng tại trường
 
Qua đó các chuyên viên CNSH sẽ ứng dụng kiến thức và kỹ năng áp dụng khoa học  kỹ thuật để thiết kế, tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh mới có tính năng ưu việt hơn giống hiện có. Từ những loại vi sinh mới, các bạn tạo ra những thức ăn mới, thuốc tân dược, chất xét nghiệm bệnh, những enzym mới và những kích thích tố mới. Chuyên viên CNSH sử dụng nhiều phương pháp CNSH tiên tiến     như kỹ thuật tái phối hợp DNA để nhân bản gen và kỹ thuật chuyển gen giữa các sinh vật, kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật và động vật, kỹ thuật sáp nhập protoplasts của tế bào động vật và thực vật hay kỹ thuật tái tạo cây và con từ một đơn bào v.v…

Ứng dụng đa dạng của ngành Công nghệ sinh học
Hiện nay, CNSH đang được ứng dụng vào trong rất nhiều lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, y học, dịch vụ, du lịch… nhằm phục vụ cho mọi như cầu của cuộc sống như dinh dưỡng, giải trí, chăm sóc sức khỏe... Bằng những kiến thức sinh học về thực vật, động vật, nấm, vi khuẩn... và sử dụng “công nghệ DNA tái tổ hợp”, những nhà khoa học đang cố gắng tạo ra những cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, những loại thực phẩm, dược phẩm phục vụ cho việc chữa bệnh cho con người...

Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, việc trang bị thêm những kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm là một yêu cầu không thể thiếu đối với sinh viên ngành Công nghệ sinh học. Các trường đại học uy tín đào tạo ngành Công nghệ sinh học như: Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TPHCM, Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia TPHCM, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH),... sinh viên sẽ đặc biệt được chú trọng đào tạo kỹ năng tiếng Anh để có thể dễ dàng tiếp xúc với những tài liệu tham khảo, quy trình vận hành công nghệ, những thành tựu mới về công nghệ sinh học của thế giới. Ngoài ra, sinh viên ngành Công nghệ sinh học sẽ được trang bị kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,… để có thể tự tin làm việc và khẳng định bản thân trong nền kinh tế hiện đại.

 
 
Các bạn sinh viên sau khi ra trường sẽ đảm nhận nhiều vai trò vị trí trong các trung tâm Y khoa, bệnh viện
 
Với những điều đã trình bày, có lẽ vấn đề "Cơ hội việc làm của ngành Công nghệ sinh học" đã không còn là nỗi lo lắng của các bạn. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Công nghệ sinh học không, ngành Công nghệ sinh học xét tuyển những tổ hợp môn nào, điểm trúng tuyển của ngành Công nghệ sinh học khoảng bao nhiêu, có những trường nào uy tín đào tạo ngành Công nghệ sinh học,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành Công nghệ sinh học và trở thành một Kỹ sư thành công trong tương lai.

Hoàng Vy
Xem thêm:
>> Ngành Công nghệ sinh học là gì? Ra trường làm gì?
>> Học ngành Công nghệ sinh học ở đâu?
>> Ngành Công nghệ sinh học lấy bao nhiêu điểm?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét